UEFA Nations League: Mang Tính Cạnh Tranh Đến Với Giao Hữu

UEFA Nations League

UEFA Nations League hấp dẫn khán giả ở thể thức thi đấu mới lạ và có lên xuống hạng. Dù thực chất là một giải giao hữu nhưng tính cạnh tranh trong các trận đấu vẫn được đảm bảo. Chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu về đấu trường thú vị này của bóng đá Châu Âu.

Giới thiệu đấu trường UEFA Nations League

Đây là giải đấu quốc tế của Liên đoàn bóng đá Châu Âu (UEFA) dành cho đội tuyển quốc gia nam. UEFA Nations League được tổ chức hai năm một lần, bắt đầu từ năm 2018. Giải đấu này được diễn ra vào các dịp tập trung đội tuyển để thay thế cho loạt giao hữu quốc tế. Về cơ bản, đây là một giải giao hữu nhưng có thể thức và liên quan đến vòng loại World Cup và Euro nên có thêm tính cạnh tranh.

UEFA Nations League ra đời như thế nào?

Ngay từ năm 2013, các quan chức của UEFA đã bàn thảo về việc tổ chức một giải đấu quốc tế mới cấp đội tuyển. Thành phần tham dự là đội tuyển quốc gia các nước thành viên nhưng được chia theo nhóm. Việc thăng hạng và xuống hạng được thêm vào để tạo ra động lực thi đấu cho các đội bóng. Thời gian đề xuất là những đợt FIFA Days và không ảnh hưởng đến World Cup hay Euro.

Đây là giải đấu thay thế cho loạt trận giao hữu quốc tế
Đây là giải đấu thay thế cho loạt trận giao hữu quốc tế

Đến năm 2014, 54 hiệp hội thành viên của UEFA đã nhất trí thông qua đề xuất này. UEFA Nations League sẽ mang lại lợi ích cả về tài chính lẫn chuyên môn cho các nền bóng đá kém hơn. Họ không còn phải mất công đi sắp xếp các trận giao hữu quốc tế với những đội tuyển khác nữa. Đến năm 2018, giải đấu chính thức được tổ chức.

UEFA Nations League thì đấu theo thể thức nào?

Với việc chia nhóm và có lên xuống hạng, thể thức của giải đấu này có đôi chút rắc rối. Theo từng thời điểm, UEFA cũng đã điều chỉnh lại cho hợp lý hơn.

Cách chia hạng các đội tuyển

Tổng cộng, Nations League có 55 đội bóng tham dự.Họ được chia thành 4 hạng đấu khác nhau (League A, B, C, D) tùy theo vị trí xếp hạng. Có thể hiểu rằng A là những đội bóng mạnh nhất và giảm dần xuống dưới. Ban đầu khi mới tổ chức, số lượng thành viên của League A và B sẽ là 12 đội mỗi nhóm. League C có 15 đội, còn D có 6 đội.

Từ mùa giải 2020/21, số đội mỗi nhóm đã được điều chỉnh lại. League D được tăng lên thành 7 đội, còn 3 nhóm còn lại thì mỗi nhóm có 16 đội. Ở mỗi League, các đội được chia thành 4 bảng, mỗi bảng 4 đội. Còn riêng League D thì chỉ có 2 bảng. Mỗi bảng thi đấu vòng tròn hai lượt (trên sân nhà và sân khách).

Các đội được chia thành 4 League dựa theo thứ hạng
Các đội được chia thành 4 League dựa theo thứ hạng

Cơ cấu lên xuống hạng

Tại UEFA Nations League thì chỉ có các đội nhất bảng và cuối bảng được xét lên xuống hạng. Cụ thể, đội xếp cuối cùng của League A và B bị xuống hạng. Các đội hạng nhất của League B, C và D được lên hạng.

Sau thay đổi ở mùa 2020/21, UEFA đã cho tạm dừng việc xuống hạng ở League A và B. Với League C và D thì hai đội đứng đầu được thăng hạng chứ không còn là một nữa. Từ League D thì đội đứng thứ ba có thành tích tốt nhất được thăng hạng.

Với sự điều chỉnh này thì số trận vô thưởng vô phạt không mang tính cạnh tranh được giảm bớt. Số trận chính thức được tăng từ 142 lên 168. Điều này giúp mang lại giá trị thương mại cho giải đấu và thu hút thêm nhiều khán giả theo dõi.

UEFA Nations League và cách chọn ra nhà vô địch

Trước đây, các đội đứng đầu 4 bảng của League A được bước vào Vòng Chung kết. Tổng cộng có 4 trận, gồm vòng Bán kết, trận tranh hạng ba và Chung kết. Từ mùa 2024/25, League A lấy mỗi bảng hai đội dẫn đầu vào vòng Tứ kết đá hai lượt. Đội đứng đầu bảng này gặp đội xếp nhì bảng kia. Bốn đội chiến thắng ở Tứ kết tiến vào Vòng Chung kết giống như thể thức cũ.

UEFA Nations League có vòng Chung kết chọn ra đội vô địch
UEFA Nations League có vòng Chung kết chọn ra đội vô địch

Vòng playoff cho League B, C và D

Trước đây, các đội xếp cuối bảng League C phải đá vòng mới gọi là play-out. Mục đích là để chọn ra đội phải xuống chơi tại League D. Từ mùa 2024/25 sẽ có các trận playoff. Đội đứng hạng ba League A, B và C phải đá playoff với đội nhì bảng của hạng dưới.

Đội giành chiến thắng được lên hạng cao hơn, còn đội thua bị xuống hạng. Các trận playoff này cũng đá hai lượt. Nếu tổng tỷ số hòa thì giải quyết bằng hiệp phụ, rồi đến loạt sút luân lưu.

“Ưu đãi” của UEFA Nations League

Thành tích tại Nations League còn được xét để lấy suất tham dự Euro và World Cup cho các đại diện. Nếu trong League A, B hoặc C có ít hơn 4 đội chưa được vào thẳng Euro thì đội đứng đầu bảng League D xếp hạng cao được vào vòng play-off. Tất nhiên là trừ trường hợp đội đó đã giành quyền tham dự. Các suất còn lại được phân bổ theo bảng xếp hạng tổng thể của Nations League.

UEFA Nations League còn có liên quan đến vé vớt dự Euro và World Cup
UEFA Nations League còn có liên quan đến vé vớt dự Euro và World Cup

Với World Cup thì sau vòng loại đầu tiên, 4 đội đứng đầu bảng Nations League có thứ hạng cao nhất được bốc thăm vào 4 nhánh play-off. Đây là những đội không phải vô địch hay á quân vòng loại. Mỗi nhánh có Bán kết và Chung kết một lượt để xác định 4 đội cuối cùng dự World Cup.

UEFA Nations League tuy khá rắc rối nhưng là sự thay thế thú vị cho loạt trận giao hữu vô thưởng vô phạt. Khán giả sẽ được chứng kiến những trận cầu hấp dẫn và có mục đích hơn. Đừng quên tiếp tục đồng hành cùng chúng tôi để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức về thế giới bóng đá nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *